ten

Tin tức

CÁC LOẠI CÚM A TỪ GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI

Virus cúm gia cầm A phát triển thành các dòng di truyền riêng biệt dựa trên vị trí địa lý nơi chúng xuất hiện lần đầu tiên, từng lây nhiễm sang người là chủng H5, H6, H7, H9 và H10.

Cúm gia cầm là loại bệnh truyền nhiễm do virus cúm A gây ra, liên quan hơn 100 loài chim hoang dã khác nhau trên thế giới. Chúng cũng lây nhiễm cho các gia cầm nuôi tại nhà như gà, vịt, gà tây, chim cút và ngỗng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, dựa trên hai loại protein trên bề mặt, virus cúm A được phân thành các nhóm là hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). Về độ nguy hiểm, chúng được chia thành hai loại: Virus có độc lực thấp (LPAI) và virus có độc lực cao (HPAI).

Virus có độc lực thấp không gây triệu chứng bệnh, hoặc để lại triệu chứng nhẹ chẳng hạn xù lông và giảm sản lượng trứng. Hầu hết virus cúm gia cầm A đều có khả năng gây bệnh thấp ở các loài chim hoang dã. Ở gia cầm, chúng có thể biến đổi thành virus có độc lực cao.

Virus có độc lực cao gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm viurs HPAI A (H5) và HPAI A (H7) có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, tỷ lệ tử vong từ 90% đến 100% ở gà, thường trong vòng 48 giờ. Vịt có thể nhiễm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Theo CDC Mỹ, virus cúm gia cầm A ít khi lây nhiễm sang người. 5 loại từng truyền bệnh cho người là H5, H6, H7, H9 và H10. Các chủng như H5N1, H7N9, H5N6, H9N2 khá phổ biến. Chủng ít xuất hiện hơn là H6N1, H10N3, H10N7, H10N8.

Các loại cúm A từ gia cầm lây sang người

                    Nhân viên y tế chuẩn vị tiêu hủy xác của một con bồ nông chết tại bãi biển Santa Maria ở Lima, Peru, tháng 11/2022. Ảnh: AP

Virus cúm A (H5) chia thành 9 phân nhóm. Hầu hết chủng H5 được xác định ở các loài chim hoang dã và gia cầm thuộc nhóm có độc lực thấp LPAI. Tuy nhiên, một số nước vẫn ghi nhận những bệnh nhân nhiễm H5N1 có độc lực cao. Kể từ năm 2003 đến nay, 19 quốc gia báo cáo trường hợp dương tính với H5N1 ở người. Tỷ lệ viêm phổi nặng và tử vong là 50%. Các ca nhiễm H5N6 độc lực cao bắt đầu xuất hiện từ năm 2014, tỷ lệ tử vong là 40%.

Virus cúm A (H7) cũng thuộc phân nhóm có độc lực thấp. Các ca nhiễm ở người xảy ra lẻ tẻ. Chủng được xác định thường xuyên nhất là H7N9, lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2013. Kể từ đó, các đợt dịch nhỏ, không thường xuyên được ghi nhận rải rác khắp châu Á. Trong đợt dịch lần thứ 5, từ ngày 1/10/2016 đến ngày 30/9/2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận 766 ca nhiễm H7N9 tại lục địa này.

Theo đánh giá của CDC, rủi ro ro hiện tại của H7N9 tại châu Á còn thấp, nhưng virus vẫn có khả năng gây đại dịch. Chủng bệnh liên tục thay đổi, dễ dàng lây lan bền vững ở người. Dù các ca nhiễm không phổ biến, virus vẫn có thể dẫn đến triệu chứng hô hấp nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong là khoảng 40%.

Ngoài H7N9, các trường hợp nhiễm H7N2, H7N3, H7N4 và H7N7 ở người chủ yếu gây bệnh nhẹ, triệu chứng gồm viêm kết mạc, biểu hiện đường hô hấp trên.

Virus cúm A (H9) cũng chia thành 9 phân nhóm, tất cả đều có độc lực thấp. Trong đó, chủng H9N2 phổ biến, đã được phát hiện trong quần thể chim ở châu Á, châu Âu, Trung đông và châu Phi.

Tháng 2/2021, giới chức Campuchia ghi nhận một ca nhiễm H9N2, cả 43 ca tiếp xúc gần đều không lây bệnh. Các chuyên gia phát hiện một con gà trong gia đình người bệnh cũng nhiễm virus. Kết quả phân tích cho thấy hai mẫu virus có sự tương đồng về mặt di truyền.

Người nhiễm các chủng cúm H5, H6, H7, H9 và H10 có triệu chứng giống nhau, điển hình là sốt từ 38 độ C trở lên, ho, đau nhức cơ thể và cơ bắp, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau mắt đỏ (viêm kết mạc).

Cúm gia cầm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bao gồm khó thở, viêm phổi, suy hô hấp hoặc suy hô hấp cấp tính. Người bệnh đôi khi bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị co giật, thay đổi tâm trạng, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng.

Virus phát tán trong khí dung, sau đó lây nhiễm cho người. Người dân cũng có thể mắc bệnh nếu chạm vào các bề mặt nhiễm bẩn và đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Nguồn:  Thục Linh (Theo CDC)

https://vnexpress.net/cac-loai-cum-a-tu-gia-cam-lay-sang-nguoi-4576621.html

Sapharco công bố quyết định về công tác cán bộ

Sapharco công bố quyết định về công tác cán bộ

Sáng 01/4, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (SAPHARCO) tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng phòng Kế toán – Tài chính và Phó Trưởng phòng Pháp chế - Đầu tư.

Xem thêm
Sapharco tổ chức Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn khóa III nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Sapharco tổ chức Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn khóa III nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 29/3, Đảng bộ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn -  Sapharco tổ chức hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn khóa III nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Kim Ngọc, Phó Trưởng phòng Dân tộc - Tôn giáo, Ban Dân vận Thành ủy TPHCM; Nguyễn Ngọc Vũ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty; Lê Việt Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty.

Xem thêm
Sapharco thông báo tham gia chào giá thực hiện Khám sức khỏe Cán bộ, nhân viên, người lao động năm 2024

Sapharco thông báo tham gia chào giá thực hiện Khám sức khỏe Cán bộ, nhân viên, người lao động năm 2024

Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn - Sapharco kính mời tất cả các đơn vị đủ năng lực tham gia chào giá thực hiện Khám sức khỏe Cán bộ, nhân viên, người lao động năm 2024

Xem thêm
Khen thưởng các Nữ đoàn viên xuất sắc với danh hiệu  GIỎI VIỆC NƯỚC - ĐẢM VIỆC NHÀ

Khen thưởng các Nữ đoàn viên xuất sắc với danh hiệu GIỎI VIỆC NƯỚC - ĐẢM VIỆC NHÀ

Ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của chị em Đoàn viên - lao động nữ; các chị em đã luôn tỏ rỏ năng lực, phẩm chất, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo trong lao động sản xuất kinh doanh và đạt được những kết quả xuất sắc góp phần vào thành tích chung của đơn vị

Xem thêm
Nguồn gốc, sự ra đời và ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3

Nguồn gốc, sự ra đời và ý nghĩa Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3

Nhân kỷ niệm 11 năm ra đời ngày Quốc tế hạnh phúc (20.3.2013 - 20.3.2024), chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc của sự ra đời một ngày thật đặc biệt và ý nghĩa này nhé! 

Xem thêm
SAPHARCO - Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2024.

SAPHARCO - Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2024.

SAPHARCO - Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 2024.

Ngày 18/3, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Sapharco) tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2024.

Xem thêm
SAPHARCO Thông báo tham gia chào giá đồng phục năm 2024

SAPHARCO Thông báo tham gia chào giá đồng phục năm 2024

Thông báo tham gia chào giá đồng phục và bảo hộ lao động cho cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn năm 2024

Xem thêm
Thông báo lựa chọn đơn vị thực hiện Bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống Phòng cháy và chữa cháy tại Quận 4

Thông báo lựa chọn đơn vị thực hiện Bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống Phòng cháy và chữa cháy tại Quận 4

Thông báo lựa chọn đơn vị thực hiện Bảo trì, bảo dưỡng Hệ thống Phòng cháy và chữa cháy tại Quận 4

Xem thêm
SAPHARCO quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2024

SAPHARCO quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2024

Thực hiện Công văn số 12591-CV/VPTU ngày 12 tháng 02 năm 2024 của Văn phòng Thành ủy. Đảng uỷ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn ban hành Công văn số 256-CV/ĐU về tập trung công việc ngay sau nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Xem thêm

Liên hệ chúng tôi

Tiêu đề

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

Địa chỉ: 18 - 20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 13, Quận 4, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 71079879 ; (028) 39400388 ; Fax : (028) 39401975

MST: 0300523385

Email: contact@sapharco.com

Website: www.sapharco.com

© Copyright 2020 sapharco.com , all rights reserved