CÓ NÊN BỔ SUNG VITAMIN C KHI BỊ CẢM LẠNH?
Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Người bình thường có thể mắc vài lần một năm. Bổ sung vitamin C có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc bệnh...
1. Tác dụng của vitamin C với cảm lạnh thông thường
Vào khoảng năm 1970, ông Linus Pauling, người đoạt giải Nobel về hóa học đã phổ biến lý thuyết rằng, vitamin C giúp điều trị cảm lạnh. Ông đã xuất bản một cuốn sách về cách phòng chống cảm lạnh bằng cách sử dụng lượng lớn vitamin C, hoặc lên đến 18.000 mg mỗi ngày trong khi lượng khuyến nghị vitamin C
hàng ngày (RDA) là 75 mg đối với phụ nữ và 90 mg đối với nam giới. Vào thời điểm đó, không có nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh điều này là đúng.
Nhưng trong vài thập kỷ sau đó, nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã kiểm tra xem liệu vitamin này có ảnh hưởng gì đến cảm lạnh thông thường hay không, nhưng kết quả cũng không khả quan. Một phân tích của 29 nghiên cứu bao gồm 11.306 người tham gia kết luận rằng việc bổ sung 200 mg vitamin C trở lên không làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Cảm lạnh là bệnh rất thường gặp.
Tuy nhiên, bổ sung vitamin C thường xuyên có một số lợi ích, bao gồm:
Giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh: Vitamin C làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, khiến bệnh ít nghiêm trọng hơn.
Rút ngắn thời gian bị cảm lạnh: Các chất bổ sung làm giảm thời gian phục hồi trung bình 8% ở người lớn và 14% ở trẻ em.
Mặc dù bổ sung vitamin C không ảnh hưởng đến nguy cơ bị cảm lạnh, nhưng chúng dường như làm giảm mức độ nghiêm trọng và giảm thời gian mắc bệnh.
2. Vitamin C làm giảm mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh như thế nào?
Vitamin C có thể giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh...
Vitamin C là một chất chống oxy hóa và cần thiết để sản xuất collagen trong da. Collagen là loại protein giữ cho da và liên kết các mô được dẻo dai, linh hoạt.
Vitamin C cũng tập trung nhiều trong các tế bào miễn dịch và các tế bào này nhanh chóng bị cạn kiệt trong thời gian bị nhiễm trùng. Trên thực tế, sự thiếu hụt vitamin C làm suy yếu đáng kể hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, bổ sung đủ vitamin C trong thời gian bị nhiễm trùng là cần thiết.
3. Các chất dinh dưỡng khác tốt cho người mắc cảm lạnh
Không có cách chữa khỏi cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và chất dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng và giúp cơ thể phục hồi.
- Flavonoid: Đây là những chất chống oxy hóa có trong trái cây và rau quả. Các nghiên cứu cho thấy rằng các chất bổ sung flavonoid có thể làm giảm trung bình 33% nguy cơ nhiễm trùng ở phổi, mũi và họng.
- Tỏi: Loại gia vị phổ biến này có chứa một số hợp chất kháng khuẩn có thể giúp chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Tỏi đã được chứng minh là một phương pháp điều trị để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ngay từ đầu, cũng như thời gian bạn bị ốm. Nó cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng...
Bổ sung vitamin C sẽ không làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh, nhưng nó có thể đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng của cảm lạnh.
Tuy nhiên, khi bổ sung cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng đúng liều lượng và thời gian cần để bổ sung. Không dùng quá liều khuyến cáo, vì lạm dụng vitamin C có thể gây một số tác dụng phụ bất lợi như: Tiêu chảy và buồn nôn; gây ứ sắt (vì vitamin C làm tăng cường hấp thu sắt), tăng nguy cơ sỏi thận…
Để đáp ứng các yêu cầu vitamin C cơ bản này của cơ thể, bạn nên tiêu thụ thực phẩm có nhiều vitamin C như: Cam, ổi, ớt chuông đỏ…
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/co-nen-bo-sung-vitamin-c-khi-bi-cam-lanh-169220401171903833.htm
Bí quyết ăn uống giúp kéo dài tuổi thọ
Chế độ ăn giàu thực vật, nhiều chất xơ, chất béo tốt, ít đường và carbohydrate tinh chế được xem là phương thuốc kéo dài tuổi thọ.
Xem thêmCác loại cúm A từ gia cầm lây sang người
Virus cúm gia cầm A phát triển thành các dòng di truyền riêng biệt dựa trên vị trí địa lý nơi chúng xuất hiện lần đầu tiên, từng lây nhiễm sang người là chủng H5, H6, H7, H9 và H10.
Xem thêmPhân biệt bệnh (suy giảm trí nhớ tuổi già) Alzeihmer và bệnh (múa giật) Huntington
Bệnh Alzheimer và bệnh Huntington đều là các bệnh ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tuy nhiên chúng có những biểu hiện rất khác nhau.
Xem thêmPhát hiện mới Circovirus 1 (HCirV-1) gây bệnh viêm gan ở người
Các nhà khoa học phát hiện loại virus tuần hoàn mới, có tên circovirus 1 (HCirV-1), gây bệnh viêm gan ở người.
Xem thêmNhận diện 4 loại nấm cực độc
Nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón, nấm mũ khía nâu xám và nấm ô tán trắng phiến xanh là bốn loại phổ biến ở nước ta nhưng ăn vào có thể gây tử vong.
Xem thêmCúm gia cầm H5N1 nguy hiểm thế nào?
Cúm gia cầm H5N1 nguy hiểm thế nào? Virus H5N1 thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã, có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỷ lệ tử vong là 60%.
Xem thêmNhững điều cần biết về virus Marburg gây bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg chưa có vaccine hay thuốc điều trị, tỷ lệ tử vong 23-90%, các triệu chứng khó phân biệt với những bệnh truyền nhiễm thông thường.
Xem thêmNhững đột phá trong liệu pháp chống ung thư
Thuốc liên hợp kháng thể (ADC), vaccine từ công nghệ mRNA và liệu pháp miễn dịch dựa trên tế bào là các phương pháp hứa hẹn trong điều trị ung thư cá nhân hóa.
Xem thêmNhững thay đổi trong ăn uống giúp thanh lọc cơ thể
Cắt giảm thực phẩm gây viêm, tăng cường bổ sung chất xơ, ăn đa dạng thức ăn… có thể mang tới lợi ích thanh lọc cơ thể.
Không có loại thực phẩm nào có thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhưng khi bổ sung những thực phẩm lành mạnh hoặc thay đổi một số thói quen ăn uống sẽ giúp thúc đẩy cơ chế giải độc tự nhiên.
Xem thêm