ten

Tin tức

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cách xa nhau có ảnh hưởng gì không?

Trong bối cảnh vắc xin còn hạn chế như hiện nay, nhiều người dân băn khoăn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm cách xa nhau hơn khuyến cáo của nhà sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu lực bảo vệ của vắc xin không hoặc có cần tiêm lại từ đầu không.

Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin phòng COVID-19 cách xa nhau có ảnh hưởng gì không?

Theo Bộ Y tế, khuyến cáo của nhà sản xuất cho thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc xin là khác nhau. Cụ thể: vắc xin AstraZeneca: từ 8 - 12 tuần; vắc xin Sputnik V: 3 tuần; vắc xin Pfizer: 3 tuần; vắc xin của Sinopharm: 3 - 4 tuần và vắc xin Moderna là 28 ngày.

TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) cho biết, những khuyến cáo về khoảng cách giữa hai mũi tiêm mà nhà sản xuất đưa ra là mốc lý tưởng nhất, trong bối cảnh sẵn nguồn vắc xin. “Nhưng trong tình trạng thiếu vắc xin như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo không ảnh hưởng đến hiệu lực của vắc xin. Người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vắc xin", TS Huyền khẳng định.

Bà Huyền cho biết thêm, đến nay chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Việc tiêm vắc xin chậm hơn so với khuyến cáo này đã từng xảy ra với nhiều loại vắc xin khác ở trẻ nhỏ. Việc chậm trễ tiêm vắc xin COVID-19 trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vắc xin.

Chuyên gia này khuyên: "Trong bối cảnh nguồn cung vắc xin COVID-19 không dồi dào, người dân đã tiêm mũi 1 cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2. Khi được tiêm mũi 1 là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định, đồng thời thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K vì sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nếu bị mắc COVID-19 thì khả năng lây bệnh cho người khác sau tiêm vắc xin vẫn có”.

TS. Huyền thông tin thêm, khi đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, nguy cơ khiến bệnh nặng, phải nhập viện (nếu nhiễm) giảm đi rất nhiều, lên tới 90%.

Trước đó theo công văn hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ những người đã tiêm mũi 1 với loại vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó. Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin do Pfizer sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do AstraZeneca sản xuất (nếu người được tiêm chủng đồng ý), khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 - 12 tuần. Không sử dụng vắc xin do Moderna sản xuất hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca.

Những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin do Sinopharm, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.

Tại Việt Nam, hiện có 5 loại vắc xin phòng COVID-19 đang được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân theo đối tượng ưu tiên gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Pfizer, Moderna và Sinopharm. Nhà sản xuất các loại vắc xin này đều khuyến cáo cần tiêm đủ 2 mũi.

Nguồn Tiền Phong

Bí quyết ăn uống giúp kéo dài tuổi thọ

Bí quyết ăn uống giúp kéo dài tuổi thọ

Chế độ ăn giàu thực vật, nhiều chất xơ, chất béo tốt, ít đường và carbohydrate tinh chế được xem là phương thuốc kéo dài tuổi thọ.

Xem thêm
Các loại cúm A từ gia cầm lây sang người

Các loại cúm A từ gia cầm lây sang người

Virus cúm gia cầm A phát triển thành các dòng di truyền riêng biệt dựa trên vị trí địa lý nơi chúng xuất hiện lần đầu tiên, từng lây nhiễm sang người là chủng H5, H6, H7, H9 và H10.

Xem thêm
Phân biệt bệnh (suy giảm trí nhớ tuổi già) Alzeihmer và bệnh (múa giật) Huntington

Phân biệt bệnh (suy giảm trí nhớ tuổi già) Alzeihmer và bệnh (múa giật) Huntington

Bệnh Alzheimer và bệnh Huntington đều là các bệnh ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh, tuy nhiên chúng có những biểu hiện rất khác nhau.

Xem thêm
Phát hiện mới Circovirus 1 (HCirV-1) gây bệnh viêm gan ở người

Phát hiện mới Circovirus 1 (HCirV-1) gây bệnh viêm gan ở người

Các nhà khoa học phát hiện loại virus tuần hoàn mới, có tên circovirus 1 (HCirV-1), gây bệnh viêm gan ở người.

Xem thêm
Nhận diện 4 loại nấm cực độc

Nhận diện 4 loại nấm cực độc

Nấm độc tán trắng, nấm độc trắng hình nón, nấm mũ khía nâu xám và nấm ô tán trắng phiến xanh là bốn loại phổ biến ở nước ta nhưng ăn vào có thể gây tử vong.

Xem thêm
Cúm gia cầm H5N1 nguy hiểm thế nào?

Cúm gia cầm H5N1 nguy hiểm thế nào?

Cúm gia cầm H5N1 nguy hiểm thế nào? Virus H5N1 thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã, có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỷ lệ tử vong là 60%.

Xem thêm
Những điều cần biết về virus Marburg gây bệnh sốt xuất huyết

Những điều cần biết về virus Marburg gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg chưa có vaccine hay thuốc điều trị, tỷ lệ tử vong 23-90%, các triệu chứng khó phân biệt với những bệnh truyền nhiễm thông thường.

Xem thêm
Những đột phá trong liệu pháp chống ung thư

Những đột phá trong liệu pháp chống ung thư

Thuốc liên hợp kháng thể (ADC), vaccine từ công nghệ mRNA và liệu pháp miễn dịch dựa trên tế bào là các phương pháp hứa hẹn trong điều trị ung thư cá nhân hóa.

Xem thêm
Những thay đổi trong ăn uống giúp thanh lọc cơ thể

Những thay đổi trong ăn uống giúp thanh lọc cơ thể

Cắt giảm thực phẩm gây viêm, tăng cường bổ sung chất xơ, ăn đa dạng thức ăn… có thể mang tới lợi ích thanh lọc cơ thể.

Không có loại thực phẩm nào có thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nhưng khi bổ sung những thực phẩm lành mạnh hoặc thay đổi một số thói quen ăn uống sẽ giúp thúc đẩy cơ chế giải độc tự nhiên.

Xem thêm

Liên hệ chúng tôi

Tiêu đề

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DƯỢC SÀI GÒN

Địa chỉ: 18 - 20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 13, Quận 4, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 71079879 ; (028) 39400388 ; Fax : (028) 39401975

MST: 0300523385

Email: contact@sapharco.com

Website: www.sapharco.com

© Copyright 2020 sapharco.com , all rights reserved